Collagen là một loại protein do cơ thể tạo ra tự nhiên, nó chiếm khoảng 1/3 số lượng protein trong cơ thể. Collagen rất cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh, đàn hồi, không nếp nhăn, ngoài ra collagen còn đóng vai trò duy trì các hoạt động xương khớp.
1. Collagen là gì?
Collagen là từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là keo, là loại protein tạo nên các mô liên kết. Collagenchiếm 25% tổng lượng protein cơ thể và đến 70% cấu trúc da. Collagen phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì với chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất. Collagen cũng được tìm thấy trong nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như mạch máu, giác mạc và răng. Collagen không chỉ giúp da khỏe mạnh, đàn hồi mà còn giúp hỗ trợ xương, dây chằng, cơ bắp, sụn cũng như các cơ quan nội tạng.
2. Các loại collagen phổ biến
Có 28 loại collagen khác nhau trong cơ thể. Tùy thuộc vào các thành phần axit amin mà collagen được phân thành các loại chính như sau:
Loại I: chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể bạn, được cấu tạo từ các sợi dày đặc. Chủ yếu ở da, gân, cơ quan nội tạng, xương, sụn sợi, mô liên kết và răng.
Loại II: thường thấy ở sụn có tác dụng đệm cho các khớp của bạn.
Loại III: có nhiều ở trong tủy xương và các mô bạch huyết, hỗ trợ cấu trúc của cơ, cơ quan và đông mạch.
Loại IV: có nhiều ở đáy các màng mỏng bao quanh tế bào.
Loại V: có nhiều trong tóc và các bế mặt tế bào.
Tuy nhiên, do tính chất phân bổ chủ yếu quanh các tế bào, vì vậy collagen loại I, II,III sẽ phổ biến hơn. Collagen tỉ lệ thuận với tuổi tác, tuổi càng cao, collagen sản sinh ra chất lượng ngày càng thấp.
Buổi hiện dễ dàng nhận thấy của việc cơ thể thiếu collagen là làn da bạn xuất hiện nhiều mụn, sần sùi, thâm nám và mất đi độ đàn hồi căng bóng.
3. Tác dụng của collagen với cơ thể
Làn da: Da chiếm 15% trọng lượng toàn bộ cơ thể. Da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, khói bụi, các loại mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến da bị khô, sần, mất dần đi chất chống oxy hóa. Bằng cách bổ sung từ 5000mg- 10.000mg một ngày, tốc độ lão hóa của làn da sẽ được giảm đi rõ rệt, tăng độ ẩm, độ đàn hồi và sức sống cho làn da. Các tế bào mới liên tục được sản sinh, làn da có đủ collagen sẽ mịn màng, mờ thâm hơn, đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa.
Đối với cơ thể: Collagen có nhiều trong sụn, cơ, xương, gân, vì vậy sẽ giúp duy trì hoạt động của cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng về xương khớp, giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ collagen sẽ giúp tóc, móng của bạn chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.
Đối với tim mạch: collagen đóng vai trò tạo nên cấu trúc của các động mạch – các mạch máu mang máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể. Thiếu hụt collagen sẽ gây ra tình trạng yếu ớt, dễ vỡ hay chính là xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ và đau tim.
4. Cách bổ sung collagen cho cơ thể
Bổ sung collagen thông qua thực phẩm là cách phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất. Thực phẩm vừa giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, vừa không tốn quá nhiều thời gian lại an toàn.
Những loại thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình sản xuất collagen bao gồm:
- Lòng trắng trứng, thịt, phô mai, đậu nành và bắp cải
- Quả mâm xôi đen, việt quất, cherry và phúc bồn tử
- Các loại trái cây có chứa vitamin C như cam, dâu, tiêu và bông cải xanh
- Các loại thực phẩm giàu vi chất đồng như động vật có vỏ (sò, ốc, tôm cua…), các loại hạt, thịt đỏ và một vài loại nước uống
- Vitamin A có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật như beta-carotene
Có rất nhiều chị em khi còn trẻ chưa chú trọng, quan tâm nhiều đến chế độ ăn uống, dẫn tới tình trạng khi đã bắt đầu bước qua tuổi 25, làn da bắt đầu xuống cấp, thiếu collagen trầm trọng mới nghĩ tới việc cần phải bổ sung chúng. Tuy nhiên, việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn và hiệu quả không cao do lúc này, khả năng tổng hợp collagen của cơ thể đã giảm. Vì vậy, việc bổ sung collagen từ các loại thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể là vô cùng cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh lâu dài