Relief your life
Thêm giỏ hàng thành công.
0
“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh phụ khoa là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của phụ nữ. Đây cũng chính là nỗi ám ảnh khó nói không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống mà còn khiến chức năng sinh sản của phụ nữ bị đe dọa.

 

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa?

  • Bị mất cân bằng nội tiết tố
  • Không đảm bảo vấn đề vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thông thoáng
  • Thói quen hằng ngày không tốt, nhất là thói quen mặc quần lót chật, thấm hút kém
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh và an toàn
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh
  • Nạo hút thai nhiều lần

 

Các bệnh phụ khoa thường gặp đa phần làm phát sinh một số triệu chứng chung như:

  • Khí hư ra nhiều, có màu sắc và mùi bất thường
  • Khí hư bị vón cục hay quá loãng
  • Vùng kín ngứa ngáy, đau rát, đôi khi còn bị sưng tấy
  • Đau vùng bụng dưới và xương chậu
  • Thỉnh thoảng bị chảy máu âm đạo một cách bất thường
  • Bất thường khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, thậm chí còn tiểu ra máu
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Kinh nguyệt bị rối loạn

 

XEM THÊM: GEL DUNG DỊCH VỆ SINH INS CARE - TRẺ HOÁ VÀ NGĂN NGỪA VIÊM NHIỄM VÙNG KÍN

 

Dưới đây là 10 bệnh lý thường gặp nhất, chị em cần cảnh giác:

 

1. Bệnh viêm âm đạo

 

 

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn tới tiết dịch bất thường gây ngứa ngáy và đau rát. 

Nguyên nhân thường là do bị nhiễm trùng hay do mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo.

 

2. Viêm cổ tử cung 

 

 

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, lở loét tại cổ tử cung do một số tác nhân như nhiễm khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng và có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

 

3. Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

 

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý xuất hiện khi các tuyến làm nhiệm vụ bài tiết dịch nhầy ở cổ tử cung bị lộ ra ngoài và viêm nhiễm. 

Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, có thể gây hiếm muộn, sảy thai, sinh non và thậm chí là vô sinh nếu không sớm phát hiện và can thiệp điều trị.

 

4. U nang buồng trứng

 

 

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hay chất rắn có dạng giống như bã đậu phát triển một cách bất thường ngay trên hay bên trong buồng trứng. 

Khối u này có thể là sự tích tụ dịch tạo thành 1 nang trên buồng trứng. Nếu không can thiệp điều trị sớm thì khối u có thể phát triển lớn và chèn ép vào các tạng xung quanh. Xoắn u nang, vỡ nang, chèn ép tạng xung quanh… là các biến chứng dễ gặp nhất.

 

5. U xơ tử cung

 

 

U xơ tử cung là khối u lành tính xuất hiện tại cơ trơn tử cung. Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ khoảng 25 – 50 tuổi. 

Khối u có thể gây biến dạng lòng tử cung, làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ bị sảy thai và gây ra nhiều vấn đề xấu khác như sinh non, nhau bong non hay thai chậm phát triển.

 

6. Viêm nội mạc tử cung

 

Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt trong của tử cung. 

Các phản ứng viêm có thể do nấm men, vi khuẩn hay kí sinh trùng gây ra.

 

7. Bệnh viêm ống dẫn trứng

 

Viêm ống dẫn trứng cũng là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, nhất là những chị em đang ở độ tuổi sinh nở. 

Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do vi khuẩn, nấm men hay một số tác nhân khác. Nếu không được điều trị rất dễ gây ra các biến chứng hiếm muộn, vô sinh, khó giữ con khi mang thai hay khó sinh.

 

8. Viêm buồng trứng

 

Viêm buồng trứng chính là tình trạng buồng trứng bị các phản ứng viêm tấn công do nấm men, vi khuẩn, vi trùng hay ký sinh trùng. 

Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu không điều trị nghiêm túc có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.

 

9. Hội chứng đau âm hộ mãn tính

 

Đau âm hộ mãn tính là hội chứng gây ra tình trạng đau tại khu vực xung quanh cửa âm đạo. 

Đây được đánh giá là một trong số những bệnh phụ khoa thường gặp mà chị em phụ nữ rất dễ mắc phải.

 

10. Bệnh viêm vùng chậu

 

Viêm vùng chậu là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh thường gây ra bởi một số các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình nhất là bệnh lậu và chlamydia. 

Nếu không điều trị kịp thời và đúng đắn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng và kéo dài. Dễ gặp nhất là vô sinh, mang thai ngoài tử cung hay đau xương chậu mãn tính.

 

Khi mắc bệnh phụ khoa, phụ nữ cần làm gì?

 

 

1. Thăm khám càng sớm càng tốt

 

Việc thăm khám sớm là yếu tố rất quan trọng giúp quá trình kiểm soát bệnh diễn ra tốt hơn. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và yêu cầu thực hiện các thủ thuật y khoa cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

 

2. Nghiêm túc điều trị

 

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều chị em chủ quan, không nghiêm túc trong vấn đề điều trị các bệnh phụ khoa. Và đây là lý do chính khiến bệnh tình diễn tiến nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản cũng như khả năng tình dục nói riêng.

Do đó khi mắc bệnh, chị em cần nghiêm túc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Cùng với đó, chú ý chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ cho vùng kín được thông thoáng.

 

3. Chăm sóc và dự phòng

 

Ngoài việc thăm khám và điều trị theo phác đồ từ bác sĩ thì người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng. Điều này sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

 

Dưới đây là các giải pháp chăm sóc cho chị em:

 

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng những sản phẩm vệ sinh lành tính. Tránh dùng các sản phẩm có chất tẩy mạnh hay chứa nhiều hương liệu. Khi vệ sinh, tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
  • Thời điểm tới chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên. Ít nhất là cách 4 giờ thay 1 lần.
  • Khi đang trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa, chị em nên tránh việc quan hệ tình dục.
  • Thường xuyên thay quần lót, tránh sử dụng quần bó sát hay chất liệu thấm hút kém. Giặt đồ lót sạch sẽ và phơi ở nơi thông thoáng, có ánh nắng chiếu trực tiếp. Tuyệt đối không mặc khi quần lót còn ẩm.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thường ngày cho lành mạnh nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình khắc phục bệnh.

 

 

Sử dụng bộ đôi Ins Care chăm sóc vùng kín hàng ngày giúp làm sạch, trẻ hóa vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm khả năng mắc ung thư cổ tử cung.

 

Tin liên quan

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0976785780